Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng trên giấy tờ ghi ông sinh năm 1940. Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1949. Sau đó ông lên Sài Gòn tiếp tục học và tham gia hoạt động âm nhạc ở các học đường và các đoàn thể trẻ.Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã viết khoảng 100 ca khúc đủ mọi thể loại, dòng nhạc phong phú từ dân ca cho đến tình ca, quê hương, đấu tranh.
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng còn là một nhà giáo. Ông tốt nghiệp trường Sư phạm và bắt đầu dạy học vào năm 1958
Năm 1966, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng nhập ngũ, thuộc Cục Tâm lý chiến thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thời gian này ông viết các bản nhạc về lính Quân Lực Việt Nam Cộng hòa như: "Quân trường vang tiếng gọi", "Đêm di hành", "Mưa trên poncho"...
Biến cố Tết Mậu Thân 1968 – khi 80,000 quân Bắc Việt đã đồng loạt tấn công hơn 100 địa điểm trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam, đúng vào đêm giao thừa gây tang thương cho biết bao đồng bào vô tội. Bao nhiêu năm đã qua, nhưng người Việt Nam không thể quên được những gì đã xảy ra cho dân tộc, cho người dân xứ Huế và bao nhiêu tỉnh thành miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân.
Biến cố đau thương đó ít nhiều cũng được ghi nhận lại qua âm nhạc, đau lòng bởi sự tàn phá của chiến tranh ở thủ đô Sài Gòn nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác ca khúc “Rừng Lá Thấp”, nhạc sĩ Lam Phương với “Chiều Hoang Vắng”. Còn nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng rung cảm với những sự mất mát của Huế qua “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy” và “Những Con Đường Trắng”…. Với tâm hồn của người dân Việt, và cũng với tâm hồn của người nghệ sĩ, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã khóc cho nỗi đau thương của Huế, cho sự gãy đổ của cầu Trường Tiền trong cuộc chiến Mậu Thân. Ông đã nức nở sáng tác bản nhạc “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy’ để chia sẻ với Huế nỗi lòng của ông, và cũng là nỗi lòng của người Việt Nam chúng ta dành cho Huế.
Up Next in Tác Giả & Tác Phẩm
-
Tác Giả & Tác Phẩm | Nhạc Sĩ N...
Nhiều người nghe nhạc Việt Nam không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc yêu thích, chuyện đầu tiên là tìm hiểu để biết tên ca sĩ, người đã trình bày ca khúc đó. Tên bài hát cũng được nhắc tới mặc dù đôi khi người ta cũng tự ý đặt tên cho bài hát theo cách riên...
-
Tác Giả & Tác Phẩm | Dòng Nhạc Của Nh...
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn lấy tên thật làm bút hiệu, ông sinh 01 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Em gái lập gia đình và sớm qua đời, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và mẹ nuôi ba đứa cháu nhỏ.
Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 –... -
Tác Giả & Tác Phẩm | Dòng Nhạc Của Nh...
Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm tuần này chúng tôi muốn nói về dòng nhạc của nhạc sĩ Văn Cao - Người nhạc sĩ thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Văn Cao (1923 – 1995) là nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu trong phong trào tân nhạc ở Hải Phòng. Ông vốn là con của giám đốc nhà...