Nhiều người nghe nhạc Việt Nam không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc yêu thích, chuyện đầu tiên là tìm hiểu để biết tên ca sĩ, người đã trình bày ca khúc đó. Tên bài hát cũng được nhắc tới mặc dù đôi khi người ta cũng tự ý đặt tên cho bài hát theo cách riêng của họ. Thường là vài chữ đầu của bài ca. May mắn lắm thì tên của người nhạc sĩ sáng tác ra bài hát mới được nhắc tới và ghi nhớ. Đối với bất kỳ một bản ghi âm cho một ca khúc nào, “bộ ba” Tên Ca Sĩ-Tên Ca Khúc-Tên Nhạc Sĩ tưởng chừng là một sự hoàn hảo và người biết được những thông tin này cũng thấy hài lòng vì sự chuyên nghiệp và uyên thâm trong kiến thức tân nhạc của mình.
Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay người sáng tác đến với đại chúng nghe nhạc.
Hòa âm cho một ca khúc tức là dùng âm thanh của các nhạc khí để khắc họa lại nội dung bài hát theo một bố cục nhất định. Đó không phải là sự triển lãm nhạc khí; lại càng không phải là cơ hội cho người nhạc sĩ hòa âm phô trương kiến thức âm nhạc của mình. Để có được một bản hòa âm thành công cho một ca khúc, người nhạc sĩ hòa âm cần lĩnh hội được một số kiến thức nhất định về thanh nhạc và cá tính của từng nhạc khí. Nhưng ngần ấy thì chưa đủ. Người nhạc sĩ hòa âm còn cần một khả năng sáng tạo phong phú để mang những âm thanh của các nhạc khí hòa quyện với giai điệu của bài hát tạo thành một cấu trúc không thể tách rời để nâng giọng hát của người ca sĩ đang trình bày ca khúc lên một tầng cao mới và mang cảm xúc đến giới thưởng ngoạn một cách sâu lắng nhất, tuyệt vời nhất có thể.
Trong sinh hoạt ca nhạc của người Việt khi còn ở bên nhà cũng như sau này tại hải ngoại, khi nhắc đến vai trò của người nhạc sĩ hòa âm, không ai có thể quên được những đóng góp của người nhạc sĩ tài ba tên Nghiêm Phú Phi.
Ông được biết đến nhiều nhất là vị nhạc trường điều khiển ban nhạc Đại Hòa Tấu và Hợp Xướng Hải Sơn.
Up Next in Tác Giả & Tác Phẩm
-
Tác Giả & Tác Phẩm | Dòng Nhạc Của Nh...
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn lấy tên thật làm bút hiệu, ông sinh 01 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Em gái lập gia đình và sớm qua đời, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và mẹ nuôi ba đứa cháu nhỏ.
Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 –... -
Tác Giả & Tác Phẩm | Dòng Nhạc Của Nh...
Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm tuần này chúng tôi muốn nói về dòng nhạc của nhạc sĩ Văn Cao - Người nhạc sĩ thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Văn Cao (1923 – 1995) là nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu trong phong trào tân nhạc ở Hải Phòng. Ông vốn là con của giám đốc nhà...
-
Tác Giả & Tác Phẩm | Những Ca Khúc Gi...
Hoà trong không khí vui tươi của ngày lễ Giáng Sinh - chương trình Tác Giả và Tác Phẩm số đầu tiên xin gởi đến quý vị những ca khúc Giáng Sinh tiêu biểu trong tân nhạc Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu ghi nhận lại "Tân Nhạc bắt nguồn từ Thánh Nhạc"... Khi Thiên Chúa Giáo theo chân các nhà truyền...